Sau 4 - 5 ngày, bệnh viện sẽ cho phép sản phụ về và tự chăm sóc tại nhà. Để giúp cơ thể nhanh chóng bình phục và hạn chế các biến chứng không mong muốn, sản phụ cần chú ý những điều sau.
Chế độ dinh dưỡng
Phụ nữ vừa sinh xong ăn gì? Về chế độ dinh dưỡng, cần cho sản phụ ăn đủ tất cả các nhóm chất, ngoại trừ những thực phẩm gây sẹo như thị bò, thịt gà… Có thể xen kẽ thực đơn cùng các món lợi sữa như cháo móng giò, chân dê hầm… để sản phụ không ngán và hạn chế tăng cân không kiểm soát.
Sản phụ nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc để tránh táo bón và uống nhiều nước ấm, đặc biệt trước và sau khi cho con bú. Đồng thời kiêng các chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt, cà phê…
Đọc thêm:
Cách vệ sinh cá nhân
Cách vệ sinh cá nhân là vấn đề được nhiều người quan tâm khi chăm sóc mẹ bầu sau khi sinh mổ. Trong quan niệm trước đây của ông bà ta, sản phụ cần kiêng tắm rửa gội đầu trong tháng đầu tiên ở cữ. Nhưng hiện nay, quan niệm này đã lạc hậu, các bác sĩ đều khuyên mẹ nên tắm rửa nhanh để làm sạch cơ thể, tránh gây nhiễm khuẩn cho con.
Khi tắm, sản phụ lưu ý những điều sau:
Không gian tắm phải kín, không có gió lùa qua. Sản phụ tắm nhanh trong 5 - 7 phút, tuyệt đối không ngâm bồn.
Phải tắm bằng nước ấm và lau khô người cẩn thận với khăn mềm, không được tắm nước lạnh kể cả trong mùa hè.
Sản phụ có thể gội đầu, tuy nhiên nên cắt ngắn tóc để gội nhanh và sấy tóc thật khô sau khi gội.
Sản phụ không cần kiêng tắm gội như ngày trước
Quy trình chăm sóc vết mổ
Sản dịch thường sẽ hết hẳn sau 3 - 4 tuần nên trong thời gian này, sản phụ cần chăm sóc vết mổ sau sinh an toàn. Sử dụng băng vệ sinh hoặc bỉm để giữ thông thoáng cho cơ thể. Nếu cơn co tử cung khiến bạn khó chịu, có thể thông báo với bác sĩ để được cấp thuốc hoặc chườm đá nhẹ nhàng.
Vết mổ sẽ được các bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng trong tuần đầu ở viện. Thông thường sau 5 - 7 ngày sẽ có chỉ định cắt chỉ. Chính vì vậy, khi về nhà, sản phụ chỉ cần vệ sinh vết mổ từ 1 - 2 lần/ngày với nước muối sinh lý. Đồng thời không được tự ý bôi kháng sinh lên da. Nếu có dầu hiệu bất thường cần quay lại bệnh viện để được xử trí kịp thời.
Hoặc có thể tham khảo các dấu hiệu vết khâu mổ bằng chỉ tự tiêu tại đây:
Chế độ nghỉ ngơi thư giãn
Sau khi sinh, sản phụ sẽ vất vả với việc chăm sóc con nên hãy cố gắng tranh thủ ngủ nhiều nhất có thể. Đồng thời nhờ người nhà giúp đỡ để giảm bớt khối lượng công việc.
Hạn chế gây áp lực cho sản phụ để hạn chế tình trạng trầm cảm sau sinh, đặc biệt trong cách chăm sóc con và nuôi con bằng sữa mẹ. Hiện nay có nhiều phương pháp nuôi con EASY, khác hẳn với lối nuôi con truyền thống ngày xưa. Hãy tôn trọng và giúp đỡ sản phụ chứ đừng mạt sát hay la mắng họ.
Bà bầu cần chú ý nghỉ ngơi thư giãn để tránh ảnh hưởng đến tinh thần
Phương pháp vận động
Mẹ bầu có thể vận động và tập thể thao trở lại sau 2 - 3 tháng tùy tình trạng cơ thể. Hãy bắt đầu với việc đi bộ nhẹ nhàng, sau đó tăng dần cường độ lên. Vận động thể thao vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, lưu thông khí huyết vừa giúp tinh thần sảng khoái, hạn chế các loại bệnh tâm lý sau sinh.
Sau khi sinh mổ bao lâu thì có thể sinh con trở lại
Bác sĩ sẽ là người kiểm tra và tư vấn thời gian thích hợp để sản phụ có thể mang thai lần 2, thông thường sẽ cách lần đầu tiên từ 2 - 3 năm. Mục đích là hạn chế tình trạng nhau tiền đạo tăng cao dẫn đến mất máu và băng huyết trong quá trình sinh.
Ngoài ra, việc mang thai quá sớm có thể dẫn đến bục chỉ vết mổ cũ, đặc biệt nếu sản phụ có thai lại trong 7 - 10 tháng sau khi sinh lần đầu. Sản phụ có thể phải đối diện với nguy cơ cắt bỏ tử cung nếu xảy ra tình trạng nhau cài răng lược, nhau bám vào sẹo… trong quá trình mang thai
Trước khi có bầu lần 2, sản phụ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ
Chăm sóc mẹ bầu sau khi sinh mổ là vấn đề nên được quan tâm và đặt lên hàng đầu, kể cả sức khỏe vật lý hay sức khỏe tinh thần. Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, nhiễm khuẩn thời kỳ hậu sản, tâm trạng u uất… người nhà cần đưa sản phụ đến bệnh viện để được hỗ trợ ngay lập tức.
Đăng nhận xét