Bài viết mới nhất

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2022

Nám da và nguyên nhân hình thành nám

 Nám da mặt là tình trạng phổ biến thường gặp ở chị em phụ nữ. Những nốt và mảng đốm tối màu xuất hiện trên da, tuy không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gương mặt, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp với người khác. 

Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ bật mí “tất tần tật” kiến thức xoay quanh nám da, nguyên nhân gây nám, phương pháp điều trị nám và cách phòng ngừa. Hãy cùng khám phá nhé. 

Nám da và những triệu chứng nám da

Nám da có tên tiếng Anh là Melasm, là hiện tượng thay đổi sắc tố da, hình thành các nốt màu nâu hoặc xám nâu xuất hiện trên bề mặt da, có thể xuất hiện theo nốt nhỏ hoặc theo mảng lớn. Tuy nám hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người bị và bạn có thể chọn cách không điều trị. Thế nhưng những vệt nám trên da gây mất thẩm mỹ và trở thành nỗi lo vô hình, khiến phụ nữ mất tự tin khi gặp gỡ giao tiếp với người khác. Đó là lý do ai cũng muốn loại bỏ nám. 

Nám chủ yếu thường xuất hiện trên da mặt. Một số trường hợp nám cũng xuất hiện tại vị trí khác như cổ, cánh tay (những vùng da hay tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời). Nám có thể gặp ở cả nam giới, nhưng đa phần là nữ giới. Nghiên cứu thực tế cho thấy, có đến 90% người bị nám là nữ. 

Nám da là nỗi ám ảnh chung của nhiều bạn gái hiện nay

Nám da là nỗi ám ảnh chung của nhiều bạn gái hiện nay

Nám da thường gặp ở phụ nữ từ lứa tuổi 20-50 (giai đoạn độ tuổi sinh sản). Thường khi phụ nữ có thai và sau sinh thì rất dễ gặp phải tình trạng này.

ĐỌC THÊM: Phân biệt nám và tàn nhang

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của nám da mặt

Hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào làm rõ chính xác các nguyên nhân hình thành nám trên da mặt. Từ thống kê thì có thể thấy những người da màu thường dễ bị nám hơn người da trắng. Vì vậy có thể phần nào khẳng định mức độ nhạy cảm với estrogen và progesterone cũng liên quan đến tình trạng gây nám trên da mặt này. Nên các loại thuốc tránh thai hay thuốc điều trị sinh lý kích thích hormone đều có thể phần nào gây nám trên da. 

Sau đây là một số nguyên nhân có thể gây tình trạng nám da mặt ở phụ nữ:

+ Nhóm nguyên nhân nội sinh

  • Sự lão hóa của da mặt: khi càng có tuổi thì tình trạng lão hóa trên da là quá trình tất yếu không thể ngăn cản. Đây có thể là nguyên nhân khiến da bạn bị nám, tàn nhang,...

  • Sự thay đổi nội tiết tố: Những phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ sau sinh là nhóm đối tượng dễ bị nám da mặt nhất. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai hay những loại thuốc có khả năng kích thích thay đổi nội tiết tố cơ thể thì cũng dễ bị nám da.

  • Stress kéo dài: Tình trạng cơ thể căng thẳng, stress và áp lực kéo dài cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị nám.

  • Sử dụng mỹ phẩm không rõ xuất xứ: Tình trạng nhiễm độc thủy ngân, chì, corticoid,... có trong các loại mỹ phẩm kém chất lượng cũng là nguyên nhân khiến bạn bị nám.

  • Cơ địa: Ngoài ra còn có yếu tố do cơ địa bẩm sinh, do di truyền. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám da

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám da

+ Nhóm nguyên nhân ngoại sinh

  • Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tác hại từ tia UV cũng có thể khiến bạn bị nám. Các tia UVA và UVB kích thích các tế bào hắc sắc tố trên da. Những bạn nền da vốn nhạy cảm và tiềm ẩn dị ứng cho hóa chất thì sẽ bị rối loạn sắc tố. Hậu quả khiến da không chỉ sạm đen đi, lão hóa nhanh hơn mà còn có thể bị nám da, ung thư da,...

  • Tình trạng bị nám da mặt do bệnh lý viêm, nhiễm trùng nhiễm độc.

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: chế độ ăn uống thiếu khoa học, ít rau xanh, ít trái cây, thiếu vitamin cũng là nguyên nhân khiến bạn bị nám da.

Nám da mặt có triệu chứng cụ thể như thế nào?

Nhiều bạn rất hay nhầm lẫn giữa tàn nhang và nám. Cả hai tình trạng trên đều là biểu hiện của rối loạn sắc tố trên da, khiến da sậm màu hơn bình thường. Tuy vậy, tàn nhang và nám vẫn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể nhận diện nám qua triệu chứng biểu hiện cụ thể như sau:

+ Nám da

Biểu hiện là các đốm sẫm màu với nhiều mức độ đậm nhạt trên da. Thường nám sẽ xuất hiện đối xứng tại vùng da 2 bên má, phía môi trên, cằm và trán. Nám thường xuất hiện theo từng mảng lớn, có màu sắc thâm vàng hoặc nâu sẫm. 

ám và tàn nhang đều là biểu hiện của rối loạn sắc tố trên da

Nám và tàn nhang đều là biểu hiện của rối loạn sắc tố trên da[/caption]

+ Tàn nhang

Tàn nhang cũng là tình trạng rối loạn sắc tố trên da. Tuy vậy, không giống như nám có màu sắc khá đặc trưng và xuất hiện theo từng mảng lớn, tàn nhang xuất hiện với nhiều dạng màu sắc đa dạng hơn như nâu nhạt, nâu sẫm, vàng, xám, đỏ, đen,... Mức độ đậm nhạt của tàn nhang cũng khác nhau. Kích thước của các nốt tàn nhang nhỏ hơn hẳn so với nám, thường chỉ bằng hạt vừng.

Những đối tượng có nguy cơ bị nám da

  • Phụ nữ: Các chị em phụ nữ có nguy cơ bị tình trạng nám da mặt cao hơn nam giới rất nhiều lần. Thống kê thực tế cho thấy có đến 90% người bị nám là nữ giới.

  • Người da màu: Những người da màu sinh sống tại khu vực châu Á, Địa Trung Hải, Trung Đông, Bắc Phi, người Mỹ gốc Phi,... có nguy cơ bị nám da cao hơn người da trắng. 

  • Yếu tố di truyền: Những người trong da đình có tiền sử da bị nám cũng dễ bị tình trạng này.

  • Sử dụng thuốc kích thích hormon Estrogen và Progesterone ngoại sinh.

  • Những người có bệnh lý tuyến giáp

  • Tình trạng căng thằng, stress áp lực lâu ngày

Stress căng thẳng lâu ngày cũng là nguyên nhân gây nám da

Stress căng thẳng lâu ngày cũng là nguyên nhân gây nám da


Đọc thêm nguồn thông tin:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2013 KHỎE và ĐẸP
Powered byBlogger